Vài năm chơi với ông thần thanh lý đồ cũ, nhất là điện thoại, vài năm tự mày mò úp rom root riết nên giờ share cho anh em đọc.
Kinh nghiệm săn máy cũ của mình cũng không nhiều, chủ yếu là tiếp xúc nhiều máy do mượn từ bạn bè, người quen – Làm nhiều nhất có lẽ là up rom dạo. Hồi trước làm free, lấy ly cafe đá, có hôm uống 5 ly xình bụng =)))
Mình rất đơn giản, anh em đọc nếu có chỗ nào thấy sai, cứ sửa giúp mình hoặc cùng trao đổi để người khác có kiến thức đúng, cũng như mình sửa được những cái mình đã sai bấy lây nay. Tất cả đều dựa vào việc thực tế, và mình mau đồ trên Chotot cũng tầm chục máy, chưa dính phốt nào, dù có cả mua hộ đủ kiểu
Mua đồ cũ: Săn ở đâu?
Nơi nguy hiểm nhất là chỗ ngon lành nhất: 5giay, chotot, voz,….Nói chung là cái chỗ nào đông thì cứ đâm đầu vào là ngon lành thôi. Càng nhiều người, càng nhiều hàng, càng dễ lựa – Nhưng nguy cơ ăn phốt thì cũng to vl, vụ này thì chắc anh em không lạ gì.
Để tránh phốt, mình thường phải chuẩn bị 3 điều: Nghiên cứu giá trong vòng nửa tháng về 1 hoặc 1 vài mặt hàng định sẵn, google xem lỗi đặc trưng trên các máy đó là gì và giá thị trường nếu sửa chữa phần cứng hư hỏng nặng sẽ bao nhiêu (để chuẩn bị cho việc bù trừ giá trong thực tế, hoặc còn biết chỗ sửa, chỉ người quen blah blah).
Sau khi chuẩn bị mọi thứ, thì chỉ việc săn thôi. Đã dùng đồ cũ, thì ưu tiên là rẻ, dùng ổn – Còn đồ cũ mà vừa rẻ, vừa ổn lại vừa đẹp => Mơ đi các diễm :)) Bỏ giá trị đồng tiền thì mình phải định lượng được, đồng tiền có giá giới hạn, như các ông hay đi ép giá thì cái đó là săn để bán lại => Còn chúng ta đang mua về dùng, miễn nó rẻ hơn giá thị trường chung thì cứ xúc.
Những trường hợp có thể chấp nhận và không chấp nhận khi mua smartphone, tablet lẫn laptop cũ.
Tùy theo nhu cầu, mình không quan tâm nhiều về ngoại hình, không cần đẹp. Chỉ cần máy có giá tốt, và mình có thể chấp nhận các trường hợp sau:
- Vỏ xước (dùng ốp che được)
- Không sạc cáp (sạc cáp rẻ bèo, cáp Pisen 20k, củ sạc nếu biết mua thì Pisen 40k)
- Không tai nghe (Nên tập dùng tai nghe ngon, nâng trình thẩm âm, dù cùi cùi nhưng cũng bét chót cũng xài các em tầm 300 – 400k, kẻo hỏng hết lỗ nhĩ)
- Lỗi nhẹ phần mềm (do mình sửa được, hoặc các bạn có thể tìm dịch vụ chỉ chừng 50 – 200k tùy)
- Chấp nhận lỗi đặc trưng là cái hiển nhiên: Chẳng hạn như M8 nứt mic, iPhone các bản mất vân tay…
Ở trên chỉ là một vài ví dụ, mỗi bạn sẽ có một tiêu chí riêng. Nên nhớ: “Đồ rẻ, phải chấp nhận 1 vấn đề thực tế là có hư hỏng, nhưng mình chấp nhận nó”. Tuyệt nhiên không mua các máy với trường hợp sau đây:
- Nứt màn hình: Nứt ít hay nhiều không cần biết, vì nứt có thể loan rộng, mà kiểu đó thì sớm muộn cũng thay
- Hỏng màn, còn main sống (màn đen, nhưng nghe tiếng): Nghỉ khỏe, thay bộ màn là bằng tiền cái máy mới rồi
- Pin phù: Các model cũ sẽ kiếm không có pin hoặc rất khó. Mua con máy về còn phải chật vật đi tìm thì thôi, xin….
- Chập chờn: Loại này thì 100 thứ bệnh, ko biết đường mà mò
- Treo logo: Với mình thì sẽ ghim máy tính để thử trước, nếu nhắm sửa được mới mua. Nhưng người không có kinh nghiệm thì nên né toàn bộ thể loại này, ham rẻ ôm về sửa thì dễ dính tình trạng chết ổ flash => bỏ luôn con main.
Ăn hành hay ăn phốt thì không sớm cũng muộn sẽ dính, mình chỉ khuyên các bạn nên chuẩn bị tinh thần đón lấy và xem những lần đó như là học phí, đừng tiếc của rồi bảo cái abc không tốt hay cái xyz này nọ lọ chai – Trải nhiều, tự hiểu được vấn đề này.Ít nhất các bạn nên biết và hiểu rõ cách thiết lập máy, sử dụng tool để check và kiểm tra trong tình trạng máy vẫn có thể hoạt động – Khi đã sử dụng thành thạo các công cụ đó, chắc chắn mọi người sẽ có thể tự mình tìm hiểu các nguyên lí khác
Hữu ích cho bạn: Lời khuyên khi mua đồ cũ thanh lý
Ngoài ra đối với gái, khuyên là a e không nền chơi như trên kia, vì việc này chỉ có bộ phận ít người hiểu và chấp nhận – còn các mẹ, các chị cứ mỗi khi nhờ mua gì, dùng tốt thì thôi ko có gì, im im, còn hỏng lỗi thì các ông tự biết =))
Nguồn bài viết: Tôi nên làm gì