Cửa hàng tiết kiệm (hay Thrift Store) là nơi bán những thứ đã qua sử dụng như quần áo, sách vở, nội thất và đồ đạc nhờ vào hoạt động sưu tầm, thanh lý đồ cũ. Thường lợi nhuận của Cửa hàng được trích ra để quyên tiền cho một số tổ chức từ thiện.
Những món đồ cũ ở đây được bán với giá rất rẻ, thậm chí là rẻ nhất, không nơi nào bì kịp.
Lịch sử cửa hàng tiết kiệm
Theo Wikipedia,Cửa hàng tiết kiệm khởi sinh từ Anh Quốc, giống như một cửa hàng từ thiện, là một loại của doanh nghiệp xã hội. Họ bán chủ yếu hàng second hand và thường được điều hành bởi các tình nguyện viên. Một trong những cửa hàng tiết kiệm đầu tiên được thành lập bởi Hội Wolverhampton cho người mù (nay là Trung tâm Beacon cho người mù) vào năm 1899 để bán hàng hoá do người mù làm để quyên góp tiền cho Hội. Trong Thế chiến I, nhiều hoạt động gây quỹ diễn ra, chẳng hạn như một khu chợ ở thị trường Shepherd, London, quyên góp được 50.000 Bảng Anh cho Hội Chữ thập đỏ.Quá trình phát triển
Cửa hàng tiết kiệm (Thrift store) dần trở nên phổ biến trên nhiều quốc gia, nổi bật ở Mỹ, Nhật Bản, Anh, Úc… Mua sắm tại một Thrift shop đã trở thành quen thuộc đủ để tạo nên một tiếng lóng: “thrifting” ở Mỹ. Cửa hàng tiết kiệm bán đồ với giá rất rẻ nên bạn hoàn toàn có thể kiếm được rất nhiều món hời thích hợp với nhu cầu mua sắm. Lý do khiến chúng có giá rẻ như vậy bởi vì Cửa hàng tiết kiệm thường là những tổ chức từ thiện được hưởng qui chế ưu đãi về thuế. Họ nhận đồ quyên tặng và mang bán lại kiếm lời để lấy quỹ từ thiện. Nổi bật nhất trong số này là các cửa hàng Salvation Army và Goodwill. Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng là tổ chức từ thiện. Có nhiều nơi như TVI/Value Village hoặc Buffalo Exchange, là những đơn vị kinh doanh kiếm lợi (for-profit), chứ không phải non-profit như các cơ sở từ thiện khác. Những hàng hóa ở đây có được nhờ vào hoạt động sưu tầm và thanh lý đồ cũ từ cá nhân hoặc các tổ chức địa phương.Hoạt động
Khi phỏng vấn một số người mua sắm Thing Store, họ thường có nhận xét: Cùng một số tiền, nếu mua mới ở các cửa hàng bán lẻ thì họ chỉ mua được rất ít, trong khi đó, nếu đến Thing Store, họ sẽ mua được nhiều hơn. Không những thế, khách hàng cũng thường có kế hoạch đến đây hàng tuần chứ không phải hàng tháng hay hàng năm như khi quyết định tiêu tiền trong các cửa hàng, siêu thị đồ mới. Các nhà hoạt động vì môi trường có thể thích mua hàng cũ vì chúng sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên và ít gây hại cho môi trường. Ngoài ra, việc tái sử dụng các mặt hàng đã qua sử dụng là một hình thức tái chế, và do đó làm giảm lượng chất thải sản sinh.Sự khác nhau giữa Cửa hàng tiết kiệm và Trung tâm đồ cũ
Mặc dù đều bán đồ sencond hand nhưng giữa 2 loại hình kinh doanh này vẫn có nhiều điểm cần phân biệt:- Cửa hàng tiết kiệm thực hiện trách nhiệm xã hội như một nhiệm vụ quan trọng, thường được liên kết với một số tổ chức từ thiện cũng như tham gia vào các hoạt động gây quỹ.
- Cửa hàng tiết kiệm mang đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn, hàng hóa được trưng bày như một siêu thị đồ mới và luôn đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, nhiều Trung tâm đồ cũ trông giống như một kho chứa đồ lộn xộn và chồng chất.