Kinh nghiệm mua sắm – 13 mẹo tiết kiệm tại siêu thị

kinh nghiệm mua sắm tiết kiệm
Siêu thị là nơi đầy ma mị trong việc làm chúng ta tiêu đến những đồng tiền cuối cùng đến khi ta ý thức được. Nhưng với vài kỹ thuật và kinh nghiệm mua sắm bên dưới, bạn có thể tiết kiệm được cả chục triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đã nghiên cứu ra 13 cách để giảm tối đa chi phí mua sắm tại siêu thị. Những thủ thuật này vô cùng thực tế và áp dụng được tức thì cho bất kì tín đồ mua sắm nào.

Để biết nhiều Mẹo tiết kiềm tiền hơn, đừng bỏ qua chuỗi bài viết này.

TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾT KIỆM TIỀN

1. Công việc của siêu thị là làm chúng ta tiêu tốn

Siêu thị là nhà thờ của chủ nghĩa tiêu thụ. Họ đang hoàn thiện môi trường tiếp thị, hưởng lợi từ hàng triệu bảng nghiên cứu về cách khuyến khích và dụ dỗ chúng ta mua và chi tiêu nhiều hơn chúng ta nên làm. Điều này có nghĩa là, với tâm thế của một người tiêu dùng, chúng ta phải tìm hiểu những cách dụ dỗ khôn khéo đó.

Nếu bạn muốn dạy một đứa trẻ 8 tuổi về tiền, nơi tốt nhất để bắt đầu là một siêu thị. Hỏi xem chúng có thể ngửi thấy mùi gì trước tiên. Thường câu trả lời sẽ là bánh mì hoặc bánh nướng, vì mùi thơm khiến chúng ta đói và có thể mua thức ăn nhiều hơn.

kinh nghiệm mua sắm

Các thủ thuật khác của siêu thị bao gồm:

  • Các món ăn nhanh và tạp chí được đặt ở quầy thanh toán. Đấy gọi là mua sắm tùy hứng trong lúc chờ đợi. Quá khôn khéo cho nỗ lực cuối cùng của siêu thị nhằm “móc túi” khách hàng.
  • Quầy thanh toán được thiết kế hẹp để hạn chế việc trả lại hàng trong quá trình chờ đợi, đặc biệt khi bạn sử dụng xe đẩy.
  • Cách bố trí quầy hàng khiến bạn đi vòng quanh hầu hết không gian siêu thị. Hàng mua thường xuyên có xu hướng sắp xếp lan rộng ra xung quanh, khiến chúng ta phải vượt qua nhiều món hàng hấp dẫn khác để hoàn thành công việc mua sắm.
  • Vận dụng ánh sáng. Trong phòng trưng bày rau củ, ánh sáng được thiết lập để làm cho rau quả xuất hiện hấp dẫn nhất có thể. Theo Rebecca Rupp, biên tập viên của tờ The Plate của National Geographic, ngay cả việc xả nước theo định kỳ chỉ là để trình diễn. Việc phun thuốc được sử dụng để tạo ra làn da tươi mới và luôn tươi mới. Trên thực tế, nước không có hiệu quả thực tế và có thể làm cho một số sản phẩm hư hỏng nhanh hơn.
  • Không đồng hồ, không cửa số. Bạn sẽ quên đi ý niệm về thời gian. Bạn ở lại càng lâu, ví bạn càng xẹp.
  • Sản phẩm đặt ngang tầm mắt là những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho siêu thị. Họ sẽ đặt những sản phẩm họ muốn bạn mua nhất ở ngay tầm mắt (hoặc ngay tầm mắt của trẻ nếu họ nhắm mục tiêu vào trẻ em). Nhưng hàng hóa có lợi nhuận cao thường mang xu hướng không phải là tốt nhất đối với người mua sắm. Câu thành ngữ “nhìn xa trông rộng” có thể áp dụng theo nghĩa đen trong trường hợp này, hoặc bạn chỉ cần nhìn cao hơn và thấp hơn tầm mắt của bạn để lựa chọn sản phẩm thứ tốt nhất.
  • Cơn sốt ảo. Đôi khi bạn sẽ thấy tại những quầy hàng, một vài khoảng trống xuất hiện tại nơi trưng bày 1 sản phẩm nào đó. Điều này khiến bạn dễ nhầm tưởng rằng chúng đang rất được ưa chuộng, và bạn sẽ chẳng đắn đo khi quyết định thêm chúng vào giỏ hàng. Rất có thể, chính nhân viên siêu thị cất đi các món đồ nhằm tạo cơn sốt ảo.

2. Chỉ đạo xe đẩy của bạn

Đối với những người có ngân sách khắt khe, điều quan trọng là phải đi đúng hướng. Đừng hỏi: “Cách nào rẻ nhất để có được tất cả các thứ tôi muốn?”. Thay vào đó hãy hỏi: “Trong ngân sách của tôi với mức XYZ, tôi có thể trả được gì?”

xe đẩy siêu thị

Và một điều cần lưu ý nữa, nếu bạn đã có danh sách mua sắm trên tay và chúng không quá nhiều, đừng lấy chiếc giỏ to hoặc một chiếc xe đẩy, vì bạn sẽ có xu hướng lấp đầy chúng và chi tiêu vượt ngân sách ban đầu. Giỏ hàng mua sắm đã tăng gấp ba lần kể từ khi phát minh vào năm 1937, và chúng vẫn đang phát triển. Theo nghiên cứu, tăng gấp đôi kích thước của giỏ hàng sẽ khiến người mua sắm chi thêm gần 40% hóa đơn.

3. Thách thức Hạ cấp (Downshift Challenge)

Đừng tin vào sự cường điệu. Các siêu thị thường nói Tốt nhất – hay đắt tiền nhất – là tốt nhất. Nhưng hãy thử vận dụng “Thách thức hạ cấp” và bạn có thể tiết kiệm được 30% một năm mà không nhận thấy sự khác biệt nào về trải nghiệm sản phẩm.

Tại sao nên thử thách Hạ cấp?

Tốt nhất không phải là tốn kém nhất.

Cho dù là thịt xông khói, bách bích quy, đậu nướng hoặc nước sốt, nếu một cái gì đó có giá cao hơn nghĩa là nó tốt hơn, phải không? Sai rồi. Đó là chỉ định kiến mua sắm. Ngôn ngữ diễn đạt và ngôn ngữ quảng cáo được sử dụng trong các cửa hàng thôi miên chúng ta nghĩ rằng nó tốn kém nhất là tốt nhất. Bao bì trông sang trọng hơn, nhưng hãy nhìn bên trong với sản phẩm thực tế mà bạn nhận được, đôi khi bạn sẽ không thể thấy sự khác biệt giữa các nhãn hàng.

Đây là 4 mức độ thương hiệu chính.

Các siêu thị phân tách các sản phẩm của họ thành các loại khác nhau, sử dụng ngôn ngữ được truyền tải để cho bạn lựa chọn cách “sang trọng” hoặc “bình dân”.

  • Premium (Cao cấp).
  • Branded (Thương hiệu phổ biến)
  • Own Brand (thương hiệu riêng). Sản phẩm được đóng gói và bán ra dưới nhãn hiệu của một nhà bán lẻ cụ thể, thường là một chuỗi siêu thị lớn, chứ không phải của nhà sản xuất.
  • Value. Thương hiệu giá trị chung. Thường được gắn với “cơ bản” hoặc “tiết kiệm”. Các thương hiệu giá trị chung được bán với giá thấp hơn đáng kể so với các thương hiệu nổi tiếng, đôi khi thậm chí dưới giá thành để thu hút người mua sắm vào cửa hàng. Mặc dù chất lượng thấp hơn nhận thức, sản phẩm thương hiệu giá trị chung này có rất ít sự khác biệt về chất lượng so với các sản phẩm thông thường, theo các cuộc điều tra tiêu chuẩn thương mại.

kinh nghiệm mua sắm siêu thị

Thực hiện thế nào?

Lý thuyết đơn giản.

Hãy thử giảm một cấp độ thương hiệu cho mọi thứ. Sau đó, xem bạn có thể tìm thấy sự khác biệt hay không. Nếu không, chọn cái rẻ hơn

Điểm mấu chốt của thử thách này không phải là ép buộc bạn chọn thứ kém tiền hơn, mà là để đảm bảo rằng bạn không phải tiêu tiền với lí do không chính đáng. Nếu bạn không thể tìm ra sự khác biệt với hàng hóa cấp thấp, thì sao phải trả thêm tiền cho nó?

Nếu cảm thấy khó khăn, hãy làm nó một cách lần lượt. Ví dụ, thay vì thường lệ bạn mua 4 món đồ cấp Branded, thì trong lần đầu áp dụng Thử thách hạ cấp, bạn hãy chọn 3 món đồ cấp Branded và 1 Own Brand. Đến khi quen dần, chỉ cần tăng số lượng sản phẩm Hạ cấp.

Tốt hơn là hãy thưởng thức bằng miệng thay vì bằng mắt. Bạn có thể thử cho các thành viên trong gia đình một cuộc kiểm tra mùi vị không có bao bì để đảm bảo công bằng.

4. Không bao giờ mua sắm khi đói

Quá hiển nhiên. Nếu bạn đói, bạn có nhiều khả năng mua những thứ bạn không cần.

5. Theo dõi giá nếu nó thực sự là một món hời

Năm 2013, theo điều tra giá 700.000 mặt hàng được bán tại 5 siêu thị lớn, chúng tôi tìm thấy một số ưu đãi đặc biệt có giá đắt hơn các sản phẩm không giảm giá.

Các chiến thuật của siêu thị bao gồm việc tăng giá cho mỗi mặt hàng khi sản phẩm được đưa vào khuyến mãi để làm cho các ưu đãi đặc biệt có vẻ rẻ hơn.

Hầu hết chúng ta đều thích mua hàng giảm giá, nhưng điều đó không có nghĩa chúng là một món hời. Hãy tìm hiểu giá của chúng ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ để có quyết định mua đúng đắn.

so sánh giá đi siêu thị

6. So sánh giá ở nhiều nơi

Việc này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với Internet. Bạn chỉ cần truy cấp vào trang websosanh.vn để so sánh và tìm giá rẻ nhất của hơn 10 ngàn sản phẩm từ hơn 12 ngàn website bán hàng. Bạn sẽ biết giá trung bình và nơi bán rẻ hơn để cân nhắc việc chi tiền cho những sản phẩm trưng bày tại siêu thị.

7. Thử mua sắm trong một lối đi khác

Bạn có biết bạn có thể mua cùng một mặt hàng trong cùng một siêu thị với giá rẻ hơn không? Ngay lúc này, quay về lời khuyên số 1, đôi khi siêu thị giấu một số món hàng rẻ nhất trong lối đi yên tĩnh hơn, hoặc khuất tầm nhìn hơn, nên bạn có thể may mắn tìm ra được những món rẻ thật sự.

8. Lấy giảm giá lớn bằng việc loại bỏ giỏ mua sắm trực tuyến

Cách này có thể áp dụng cho việc mua sắm ở bất kì đâu, không chỉ ở siêu thị. Điều này có nghĩa là, khi bạn không hoàn thành đơn đặt hàng trực tuyến trên website mua sắm, họ thường gửi email cho bạn kèm một mã giảm giá như một cách để lôi kéo bạn trở lại.

Để thử nó, thêm một cái gì đó vào trỏ hàng trực tuyến của bạn mà không cần mua. Bạn có thể tìm thấy một mã giảm giá trong hộp thư đến của bạn một vài ngày sau đó. Điều nay chúng tôi không có bằng chứng cụ thể, nhưng một số người đã nói rằng họ nhận được ưu đãi theo cách này.

9. Lấy thêm phiếu giảm giá và nhận tiền Cashback

Sủ dụng mã giảm giá có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền khi mua sắm. Chúng tôi xin giới thiệu một trang web thường chia sẻ mã giảm giá cũng như thông tin khuyến mãi thật sự: Tôi nên làm gì: toinenlamgi.com

Một số trang web được trả tiền bởi chủ gian hàng trực tuyến nếu giới thiệu khách cho họ. Số tiền đó được chia cho khách mua sản phẩm thông qua giới thiệu. Thực hiện đơn giản thế này, bạn chỉ cần truy cập vào trang web Tôi nên làm gì và thực hiện Mua sắm thông qua Cashback, bạn sẽ nhận lại 1 số tiền nho nhỏ tương ứng, bạn mua càng nhiều, số tiền trích lại càng lớn.

10. Chỉ dùng tiền mặt

Nghĩa là bạn sẽ không dùng thẻ tin dụng để thanh toán. Bởi vì bạn sẽ không thể kiểm soát và ý thức được mình vừa tiêu tốn một con số cụ thể bao nhiêu nếu thanh toán bằng thẻ. Mặt khác, bạn sẽ cảm thấy xót tiền hơn khi cầm trên tay những tờ Polyme thật sự.

dùng tiền mặt đi siêu thị

11. Lên công thức món ăn cho thực phẩm thừa

Để ngừng lãng phí thức ăn mà bạn không biết phải làm gì, hãy sử dụng các trang như Supercook để gợi ý các công thức nấu ăn cho những đồ dùng còn lại trong tủ lạnh của bạn.

Nói cho các công cụ Supercook hoặc BigOven những gì còn trong tủ lạnh của bạn họ sẽ đề nghị một công thức nấu ăn phù hợp. Điểm khó khăn duy nhất để áp dụng điều này có lẽ là khác biệt ngôn ngữ. Bạn sẽ cần một chút vốn tiếng Anh để sử dụng 2 trang web mà chúng tôi vừa giới thiệu.

12. Lê kế hoạch trước khi đi siêu thị

Nếu bạn đang tốn nhiều tiền cho thực phẩm, lên kế hoạch sẵn cho bữa ăn giúp bạn không lỡ tay mua những thực phẩm mà chắc chắn sẽ không dùng đến. Hãy dành thời gian để nghĩ về những món ăn mà bạn sẽ nấu trong một tuần và thiết lập một ngân sách cho nó, điều này giúp bạn tiết kiệm tiền dễ hơn.

lên kế hoạch mua sắm siêu thị

Có một ngân sách đúng chỗ là rất cần thiết nếu bạn muốn tránh bội chi. Nếu lập ngân sách là chưa đủ, bạn có thể sử dụng một ứng dụng trên điện thoại hoặc viết ra những gì bạn đang chi tiêu mỗi ngày.

13. Đăng ký thẻ thành viên và khách hàng thân thiết

Để được hưởng các chính sách đãi ngộ, chiết khấu và nhận chế độ đãi ngộ tốt hơn khi mua sắm tại siêu thị, hãy đăng ký thẻ thành viên. Mặt dù thứ bạn nhận chưa hẳn là lớn, nhưng tích tiểu thành đại, bạn sẽ không ngờ đến số tiền mình tiết kiệm được đến khi thống kê. Trên thực tế, các kế hoạch điểm thành viên được kết hợp vào các chính sách định giá. Vì vậy, quy tắc vàng là: chọn nơi để mua sắm tốt về giá cả, không phải vì bạn nhận được điểm, nhưng luôn luôn nhận được điểm khi bạn đang chi tiêu.

Ở trên là 13 thủ thuật và kinh nghiệm mua sắm tại siêu thị mà chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu. Nếu bạn có thêm kinh nghiệm nào khác, hãy bình luận bên dưới nhé.

One thought on “Kinh nghiệm mua sắm – 13 mẹo tiết kiệm tại siêu thị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *